Bài Mới Nhất

Móng bè là gì và những thông tin cần biết

Khi xây dựng một ngôi nhà có thể nói xây dựng phần móng là việc quan trọng nhất. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ phần này để có kiến thức đúng và đủ chuẩn bị cho quá trình xây nhà của mình. Trong bài viết này sẽ giải thích cho bạn móng bè là gì và những kiến thức liên quan.

Móng bè là gì?

Móng bè còn có tên gọi khác là móng nền, trong một công trình xây dựng móng bè đóng vai trò quan trọng, kết cấu kỹ thuật dưới cùng của ngôi nhà. Công việc của móng bè đó là chịu tải trọng của ngôi nhà và truyền tải nó xuống mặt đất. Cùng với đó móng bè giúp đảm bảo tính chắc chắn và an toàn cho toàn bộ ngôi nhà.

Đây có thể coi là loại móng toàn diện nhất do đó nó thường được xử dụng khi các phương pháp thi công móng khác tỏ ra không hiệu quả hoặc thiếu chắc chắn. Móng bè chuyên dụng cho xây dựng tại các địa điểm nền đất yếu có khả năng chịu tải kém cho tới rất kém. Ngoài ra ở những công trình phức tạp hơn như có hầm, bể chứa, hồ bơi,,..thì người ta cũng sử dụng móng bè cho những loại công trình này/

Móng bè phân bổ trọng lượng cho toàn bộ công trình rất tốt, do đó thường được sử dụng rất phổ biến do có tính an toàn cao.

Cấu tạo của móng bè

móng bè là gì

Móng bè được xây dựng theo dạng lớp thông thường bao gồm các dạng: lớp bê tông mỏng, một bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình và dầm. Dưới đây là một số tiêu chí trong thi công móng bè thường được áp dụng hiện nay:

  • Tối thiểu của lớp bê tông sàn là 10cm
  • Chiều cao tiêu chuẩn của móng bè là 32cm
  • Dầm móng có kích thước tiêu chuẩn là 300x700mm
  • Hai lớp thép phi 12a200
  • Phần thép dầm móng bao gồm thép dọc 6 phi 20-22 và thép đai phi 8a150

Móng bè có những loại nào?

Móng bè có những loại nào?

Dựa trên cấu tạo của các loại móng bè khác nhau mà người ta phân chia theo như bên dưới:

  • Bản phẳng: Áp dụng khi khoảng cách của bước cột theo chiêu dọc không quá 9m và tải trọng của mỗi cột không vượt quá 1000 tấn.
  • Dạng sàn nấm: Trong trường hợp các dự án cần có một sức chịu đựng độ uốn lớn thì móng bè dạng nấm này sẽ được áp dụng.
  • Dạng có sườn: Áp dụng cho các công trình có bước cột vượt quá 9m và có chịu tải lớn hơn 1000 tấn. Phần khung sườn này có thể đặt ở vị trí dưới bản hoặc ở trên bản và được phân bổ theo trục của những dãy cột. Việc làm như vậy sẽ tạo được thêm sự vững chãi cho móng.
  • Dạng hộp: Đây là loại móng bè được áp dụng nhiều nhất cho các loại nhà phố từ 2 tầng trở lên. Và đây cũng là loại móng bè có khẳ năng phân bổ tải trọng tốt nhất. Ngoài ra loại móng hộp này còn có ưu điểm là nhẹ và có độ cứng cao. Vì có nhiều ưu điểm như vậy nên bù trừ lại chi phí cao hơn cũng như quá trình thi công phức tạp hợp các dạng móng bè khác.

Phương pháp thi công móng bè

Bước chuẩn bị: Chuẩn bị máy móc và nhân công, tiến hành san lấp mặt bằng tại khu vực thi công.

Bước đào móng: Đào hố móng bè theo diện tích đã định sẵn trên bản vẽ sau đó lè chặt bằng phương pháp lu.

Bước đổ bê tông lót.

Bước đổ bê tông móng và xây tường móng

Bước đan thép giằng

Bước đổ bê tông lên giằng: Đảm bảo chất lượng bê tông tốt cùng với độ dày đảm bảo từ 20 tới 30 cm

Bước nghiệm thu và bảo dưỡng: Cần tưới nước lên móng để đảm bảo độ ẩm vừa đủ. Không để quá khô vì sẽ làm rạn nứt bê tông. Nên tránh việc bị ảnh hưởng bởi mưa dầm sẽ làm chết xi măng.

Những ưu và nhược điểm của loại móng bè này

Tùy vào từng loại móng mà lại có ưu cũng như nhược điểm khác nhau và móng bè cũng vậy. Dựa vào các ưu nhược điểm này để tính toán lựa chọn phương pháp thi công phù hợp với công trình của mình.

Ưu điểm

  • Phù hợp với những nơi có địa chất tốt có độ ổn định cao.
  • Thời gian thi công nhanh chóng, chi phí cho phần thiết kế móng bè rẻ hơn so với các loại móng khác.
  • Phù hợp với những nơi có mật động xây dựng thấp để tránh gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận

Nhược điểm

  • Loại móng này rất dễ bị lún lệch, lún không đều. Do việc lún như vậy sẽ dẫn tới việc có nhiều lực theo các hướng khác nhau phát sinh gây ra hiện tượng nứt móng từ đó gây ra tình trạng giảm tuổi thọ cho công trình.
  • Khá phụ thuộc vào địa chất địa hình
  • Cần rất nhiều bê tông để đổ sàn móng, do đó dễ bị tình trạng sẽ phải phân chia thành các khối đổ khó đảm bảo bê tông toàn khối. Từ đó dẫn tới tình trạng bị thấm làm móng bị yếu dần qua năm tháng. Cần phải có biện pháp chống thấm triệt để hiệu quả.

Và đó là toàn bộ bài viết về chủ đề móng bè là gì và những thông tin về loại móng này. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho quý khách tham khảo và đưa ra quyết định lựa chọn loại móng cho căn nhà của mình.