Những lưu ý khi sửa nhà không thể không biết (Phần 1)
1. Xác định rõ kế hoạch
Trước khi bắt tay vào công việc sửa chữa, nâng cấp nhà ở thì các bạn cần có một kế hoạch cụ thể các công việc cần làm. Trong bản kế hoạch phải nêu được rõ các vấn đề sau:
– Số lượng, vị trí và khu vực cần sửa: Xác định rõ khu vực nào, phòng nào, tổng có bao nhiêu phòng cần sửa để có kế hoạch thiết kế cũng như lên ngân sách dự trù sát thực tế nhất
– Mục đích sửa nhà: Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và chi ngân sách. Nếu như mục đích các bạn muốn sửa nhà là để nới rộng không gian cho phòng khách hay không bếp thì phải thu hẹp lại các không gian khác. Còn nếu mục đích là để bán lại hoặc cho thuê thì lại cần phải tính toán sao cho tiết kiệm nhất để cho thuê có lời
– Thời gian sửa chữa: Cần xác định rõ khi nào sẽ tiến hành, sửa chữa trong bao lâu thì sẽ hoàn thành để có các kế hoạch và bố trí hợp lý
2. Phong thủy
Đây là một điều tối quan trọng mà các gia chủ nên lưu tâm. Việc sửa nhà có thể làm ảnh hưởng đến phong thủy hiện tại của ngôi nhà. Người Việt vẫn luôn quan niệm rằng nhà không chỉ là tổ ấm mà còn là nền móng của gia đình, ảnh hưởng đến cung mệnh của cả gia chủ lẫn các thành viên trong gia đình.
3. Kiểm tra lại kết cấu ngôi nhà
Nếu các bạn muốn thêm tầng hoặc là mở rộng diện tích nhà thì cần phải kiểm tra lại xem kết cấu móng nhà có đủ vững chắc, chịu được thêm tải trọng không. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến từ các kiến trúc sư bằng cách cho họ xem bản vẽ thiết kế và kết cấu của ngôi nhà cũ. Chỉ khi kết cấu nền móng đủ chắc chắn, có thể nâng đỡ cho toàn bộ ngôi nhà thì mới có thể nâng tầng hay mở rộng diện tích.
4. Dự trù kinh phí
Kinh phí là yếu tố không thể thiếu khi làm bất cứ việc gì. Đối với sửa và cải tạo nhà, xây nhà trọn gói tphcm thì kinh phí có tác động trực tiếp tới quy mô và hình thức sửa chữa. Các bạn nên có kế hoạch chi tiết về từng khoản kinh phí, như vậy sẽ giúp việc quản lý chi tiêu dễ hơn, tránh phát sinh chi phí.
Khi sửa nhà các bạn sẽ phải chi trả các khoản phí sau: phí thiết kế, phí thuê nhà thầu, phí mua vật tư xây dựng, nội thất, phí vận chuyển nội thất ra ngoài để tiến hành sửa và phí dự phòng.
Để có thể hoạch định chính xác và đưa ra mức chi phí phù hợp các bạn nên bàn bạc và thống nhất với kiến trúc sư. Hãy đưa ra mức chi tiêu tối đa mà bạn có thể bỏ ra để sửa chữa nhà. Các kiến trúc sư sẽ dựa vào đây để đưa ra thiết kế phù hợp.
5. Lựa chọn thiết kế
Trong thiết kế nhà ở có rất nhiều phong cách, từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại, không gian mở,… Tuy nhiên, dù có thiết kế theo phong cách nào đi chăng nữa thì cũng cần có sự thống nhất với thiết kế sẵn có của ngôi nhà, tránh sau khi sửa chữa xong ngôi nhà lại bị khập khiễng trong thiết kế.
Trên đây là một số chú ý khi các bạn sửa nhà. Ngoài ra, vẫn còn có rất nhiều điều khác các bạn cần lưu tâm mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần 2. Cùng đón chờ nhé!