Bài Mới Nhất

Cấu tạo trần thạch cao như thế nào?

Có lẽ bạn đã nghe qua nhiều về cụm từ trần thạch cao, nếu như bạn đang tìm hiểu kỹ hơn về loại trần này có thể bạn đang có ý định xây dựng một công trình nào đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu cấu tạo trần thạch cao trong bài viết này nhé.

Trần thạch cao là gì?

Cấu tạo trần thạch cao

Trần thạch cao là loại trần được hình thành từ nhiều tấm thạch cao với hình dáng được thiết kế sẵn ghép lại với nhau. Chúng được cố định bởi một bộ khung được gắn chắc chắn lên trần thô (dầm, sàn,.. của ngôi nhà. Đây là phần trần giả mang ý nghĩa làm đẹp, bố trí đèn cho trần nhà.

Trần thạch cao khá phổ biến ở nước ta được nhiều gia đình, công ty ứng dụng vào thi công.

Cấu tạo của trần thạch cao

Khung xương thạch cao

Đây phần có tác dụng nâng đỡ các tấm thạch cao, khung xương được gắn trực tiếp với trần nguyên thủy để cố định. Phần khung này thường được làm bằng nhôm mạ kẽm có trọng lượng nhẹ.

Phần khung xương phải đảm bảo chịu được lực tốt để mang tới tuổi thọ lâu cho phần trần thạch cao.

Các tấm thạch cao

Những tấm thạch cao này sẽ được gắn lên phần khung xương thạch cao. Các tấm này khi được lắp cạnh nhau tổng thể sẽ tạo hình dáng như trong thiết kế trần nhà đã làm sẵn.

Lớp sơn bả

Đây là phần cuối cũng như công đoạn cuối của việc làm trần thạch cao. Lớp sơn bả sẽ giúp làm mịn tạo độ nhẵn cho tấm thạch cao tăng thẩm mỹ cho trần.

Trần thạch cao có những loại nào?

Trần thạch cao cũng có những loại khác nhau phù hợp với túi tiền và mục đích khác nhau.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi

Loại trần này có những khu vực nổi lên trên so với phần còn lại của toàn bộ trần thạch cao. Tác dụng chính của loại trần này là che đi những khuyết điểm của công trình tới từ những chi tiết kỹ thuật, dây diện, ống nước.

Ưu điểm:

  • Cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Chống lan truyền lửa, khói độc xuống bên dưới nơi có người sử dụng phòng.
  • Thi công tiết kiệm thời gian.
  • Chi phí thi công cũng rẻ hơn so với những loại khác.
  • Dễ dàng sửa chữa hay thay đổi thiết kế.
  • Có không gian cho việc đi dây điện, hệ thống không khí thoát gió.
  • Trần nhà ít bị biến dạng khi điều kiện thời tiết thay đổi.

Nhược điểm:

  • Việc thay đổi thiết kế khá khó khăn do loại trần này sử dụng những tấm thạch cao có kích thước lớn.
  • Loại trần này thường sử dụng cho không gian lớn như phòng làm việc mở. Do đó khó sử dụng các loại tấm thạch cao kích thước nhỏ. Sẽ mất thời gian lắp đặt cũng như tạo ra cảm giác chia nhỏ không gian, không được thông thoáng.
  • Tính thẩm mỹ kém hơn so với loại trần thạch cao chìm.

Trần thạch cao chìm

Loại trần này có khung được giấu ngay bên trong tấm thạch cao do đó cấu tạo của loại này gồm 2 phần là thạch cao và phần khung xương. Phần khung này được làm bằng nhôm kẽm và có sẵn có vị trí bắt vít để liên kết lại với nhau.

Ưu điểm:

  • Thi công đơn giản tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Vì giản lược được nhiều chi tiết nên sẽ tạo ra không gian rộng rãi hơn.
  • Loại trần thạch cao chìm phù hợp với thiết kế bên trong căn hộ chung cư hoặc nhà ở.

Nhược điểm:

  • Ít mẫu mã
  • Quá trình thi công tuy đơn giản nhưng cần thợ có tay nghề để thực hiện. Không thì rất dễ gây ra các lỗi nhỏ phải tốn công sửa đi sửa lại.

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp

Đây là trần thạch cao kiểu chìm nhưng sẽ được phân thành 1 tới nhiều cấp, có thêm không gian để trang trí đèn tạo độ sâu cho trần nhà hơn.

Ưu điểm:

  • Đẹp, có nhiều thiết kế phối với đèn rất bắt mắt.
  • Các ưu điểm khác tương tự như trần thạch cao chìm ở trên.

Nhược điểm:

  • Cần thợ có kinh nghiệm tay nghề cao để thực hiện nên chi phí sẽ đắt hơn.
  • Quá trình sửa chữa cũng khó khăn hơn do độ phức tạp của trần. Nên tốt nhất không nên thay đổi mà chọn một mẫu ưng ý nhất trước khi làm trần.

Phần trần thạch cao loại theo tính chất

Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà trần thạch cao còn chia ra thành nhiều loại nữa như:

  • Trần thạch cao chống cháy: Loại tấm thạch cao được làm từ chất liệu chống cháy gồm thạch cao, sợi thủy tinh, các phụ gia. Thường được áp dụng ở những khu vực cần được bảo vệ như phòng máy tính, thang máy, nhà bếp,…
  • Trần thạch cao cách âm: Loại này được thêm bông thủy tinh để cách âm sử dụng ở những nơi thường xuyên phát ra âm thanh lớn như phòng karaoke, hội trường, nhà hát,…
  • Trần thạch cao chông ẩm: Dùng ở những nơi điều kiện ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với hơi nước như bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm.

Trên đây là những thông tin gồm cấu tạo của trần thạch cao, phân loại trần. Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình về vấn đề này.